Nghị quyết 39 tạo động lực phát triển Đà Nẵng

In

altVới Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị khóa IX, Đà Nẵng đã được quan tâm đầu tư về mọi mặt, tạo động lực để thành phố phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực, là đầu tàu thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.

 

Ngày 7-12, Đoàn kiểm tra Trung ương do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư đã làm việc với Thành ủy Đà Nẵng về kết quả thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến 2010.

 

Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết, đồng chí Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng cho biết, triển khai 12 chương trình hành động của Nghị quyết 39, Đà Nẵng đã cụ thể hóa bằng những quyết định, dự án, chính sách mới nhằm sớm hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Trong những năm vừa qua, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 11%/năm, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 4,3% giảm còn 3,04%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.016 USD, gấp 2,1 lần so với năm 2006 và cao hơn bình quân cả nước 1,65 lần.

 

alt

Đà Nẵng -  Thành phố đáng sống

 

Đánh giá kết quả thực hiện, đồng chí Lê Hồng Anh cho rằng,việc triển khai quyết liệt Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị khóa IX đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong Đảng bộ và nhân dân thành phố, giúp Đà Nẵng phát triển nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực, nền kinh tế tăng trưởng tốc độ khá theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị.

 

Đặc biệt, đồng chí đánh giá cao nhiều chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội góp phần rõ rệt trong chuyển biến đời sống tinh thần của nhân dân Đà Nẵng, nhất là trong những chính sách giảm hộ nghèo (0% theo chuẩn Quốc gia và hơn 3% theo chuẩn mới của thành phố), đảm bảo ổn định chính trị, an ninh trật tự.

 

Những kết quả đạt được sau hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị cùng việc chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm đã  khẳng định Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực, là đầu tàu thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.

 

alt

 

Đồng thời, không chỉ phát triển cho chính mình, lãnh đạo Đà Nẵng nhận thức sâu sắc việc liên kết vùng trong sự phát triển chung của địa phương, đã tổ chức Hội nghị liên kết vùng 7 tỉnh miền Trung và tạo Quỹ Nghiên cứu phát triển Vùng nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực.

 

Tuy nhiên, đồng chí Lê Hồng Anh cũng yêu cầu Đà Nẵng khắc phục những hạn chế để tăng trưởng nhanh và bền vững; phát triển quy mô thành phố xứng với vai trò là thành phố động lực…Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn này đạt hơn 100 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 27,3%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,4 tỷ USD.

 

Phát huy lợi thế, nền kinh tế biển tại Đà Nẵng đã đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, gắn với bảo vệ an ninh và chủ quyền trên biển. Với 1.728 tàu cá, giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn này tăng bình quân 8,2%/năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng gần 5%/năm.

 

Theo Baodanang.vn



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: